Kết quả tìm kiếm cho "Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang khóa XV"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 536
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Chiều 20/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì tiếp công dân đối với các hộ khiếu nại đến cơ quan Trung ương tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các cơ quan phối hợp tiếp công dân, sở, ngành liên quan; UBND TP. Long Xuyên, TX. Tịnh Biên.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công. Tuy nhiên, việc làm này phải nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong quản lý đầu tư công; phù hợp chức năng, nhiệm vụ, khả năng, điều kiện thực hiện và đảm bảo tính giám sát, kiểm soát quyền lực.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Tổ 17 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang) tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo, Luật Việc làm (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến dự án Luật Điện lực (sửa đổi) diễn ra chiều 7/11 (kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật để khắc phục vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên, cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá một cách khách quan, toàn diện.
Các đại biểu kiến nghị tiếp tục nới lỏng, có thực chất chính sách tài khóa, duy trì việc giảm thuế VAT, nghiên cứu hỗ trợ mạnh hơn cho những doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão lũ, thiên tai.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Tuy nhiên, cách thực hiện chính sách BHYT nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân, liên quan đến mức đóng, thụ hưởng quyền lợi.
Xem xét toàn diện kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV khẳng định cả nước đạt nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn một số khó khăn, thách thức, đồng thời làm rõ các động lực tăng trưởng mới để khắc phục điểm nghẽn, thúc đẩy đất nước phát triển trong thời gian tới.
Đóng góp ý kiến thảo luận về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào sáng 25/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh cho rằng, việc xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là rất cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế về công tác quy hoạch; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước thời gian qua. Đồng thời, xây dựng một hệ thống quy hoạch đồng bộ, đảm bảo tính tích hợp, bao quát, tránh chồng chéo các quy hoạch với nhau, kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới.
Trong phiên thảo luận tổ chiều 26/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: "Cử tri và nhân dân rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ 8 để Quốc hội quyết sách những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước. Nhân dân tin tưởng, Quốc hội phải làm việc hết sức mình".
Trước khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra, ngành ngân hàng tỉnh An Giang đã chia sẻ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; đóng góp ý kiến vào dự thảo luật lĩnh vực tài chính, nhằm đồng hành cùng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.
Bằng nhiều kênh bày tỏ ý kiến (thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, văn bản báo cáo, kiến nghị trong các cuộc họp...), tỉnh An Giang gửi gắm đến Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương những tâm tư, trăn trở từ góc độ cơ sở, với mong muốn triển khai tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chính sách đã đề ra. Từ sự chủ động này, Trung ương cũng kịp thời phản hồi, tháo gỡ vướng mắc cho tỉnh.